Hiệu chuẩn định kỳ thiết bị đo khí nhằm đảm bảo sự an toàn và ngăn chặn các vụ ngộ độc khí, rò rỉ khí, thiếu hụt khí. Vậy để đưa giá trị đo của chúng về chuẩn, chúng ta cần mẫu chuẩn tham chiếu để hiệu chuẩn lại.
Ngoài ra các cảm biến khí khi mới thay mới thường rất tốt, nhưng để đạt được độ chính xác lớn nhất có thể, một bộ cảm biến phải được hiệu chuẩn trong hệ thống mà nó sử dụng. Đó là vì sao chúng ta cần hiệu chỉnh cho các hệ thống máy đo khí khi mới lắp đặt. Ở Công Ty TNHH Kỹ Thuật và Dịch Vụ VINATECH, Với đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, được đào tạo chuyên nghiệp từ Cục Đo Lường Việt Nam và các trang thiết bị hiệu chuẩn máy đo khí phù hợp với các tiêu chuẩn cao nhất mà trên thế giới đang áp dụng hiện nay. Công Ty TNHH Kỹ Thuật và Dịch Vụ chúng tôi có thể hiệu chuẩn được tất cả các loại máy đo khí hiện nay đang được sử dụng trong thời gian nhanh nhất và chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Kết quả, chất lượng công việc của chúng tôi làm hài lòng tất cả các khách hàng trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.
Quy Trình Hiệu Chuẩn
1 Kiểm tra bên ngoài
Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
Kiểm tra bằng mắt để xác định sự phù hợp của TI, với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật về hình dáng, kích thước, hiển thị, nguồn điện sử dụng, nhãn hiệu và phụ kiện kèm theo.
2 Kiểm tra kỹ thuật
Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:
kiểm tra cơ cấu chỉnh, trạng thái hoạt động bình thường của TI theo tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.
3 Tiến hành hiệu chuẩn
Phương tiện đo nồng độ khí H2S, CO, CH4, O2 được hiệu chuẩn theo trình tự nội dung, phương pháp và yêu cầu sau đây:
3.1 Phương pháp hiệu chuẩn TI là so sánh kết quả đo trực tiếp giá trị nồng độ của các khí chuẩn H2S, CO, CH4, O2 bằng TI nồng độ khí cần hiệu chuẩn và giá trị nồng độ được chứng nhận của các khí chuẩn đó
3.2 Kiểm tra sai số
Sai số của TI nồng độ khí phải được xác định riêng lẽ đối với các thành phần của khí chuẩn có nồng độ trong bảng 1.
Tại mỗi điểm hiệu chuẩn, đo tối thiểu 03 lần liên tiếp bằng TI. Ghi kết quả đo vào tài liệu.
Sai số của phép đo được tính theo công thức sau:
3.3 Kiểm tra độ lặp lại
Với mỗi thành phần khí chuẩn nêu trong bảng 1, chọn một giá trị nồng độ khí chuẩn để tiến hành kiểm tra độ lặp lại của ở thang đo tương ứng.
Dùng TI đo tối thiểu 10 lần liên tiếp xác định nồng độ khí chuẩn đã chọn.
Độ lặp lại được tính theo độ lệch chuẩn s theo công thức sau.:
Độ lệch chuẩn s không được lớn hơn 1/3 sai số cho phép của TI nồng độ khí.
3.4 Kiểm tra độ ổn định theo thời gian (Độ trôi).
Chọn khí chuẩn như mục 4.3.3.
Dùng TI nồng độ khí đo tối thiểu 03 lần giá trị nồng độ khí chuẩn đã chọn, mỗi lần cách nhau 02 giờ.
Sai lệch giữa các kết quả đo so với phép đo đầu tiên không được lớn hơn sai số cho phép của TI nồng độ khí.